Cầu thang chữ L tuy có thiết kế đơn giản nhưng được rất nhiều khách hàng yêu thích. Đây là dạng cầu thang đặc biệt thích hợp cho nhà rộng có 1-2 tầng.
Nếu bạn đang quan tâm đến các mẫu cầu thang hình chữ L đẹp. Hãy cùng Phúc Đạt tham khảo chi tiết bên dưới về thiết kế, các mẫu cầu thang đẹp và chất liệu phù hợp.
Mẫu cầu thang chữ L thường được sử dụng cho không gian nào?
Cầu thang chữ L hay còn gọi là cầu thang đổi chiều 90 độ với kiểu dáng đơn giản hơn cầu thang chữ U, có thiết kế chiếu nghỉ giữa mỗi tầng. Với dạng cầu thang này, bạn có thể sử dụng phần không gian trống dưới cầu thang để tận dụng làm nhà kho hoặc kệ tivi, nhà vệ sinh…
Cầu thang hình chữ L được dùng nhiều nhất trong những ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ, nhà có từ 1-2 tầng lầu. Cầu thang phù hợp với các dạng nhà phố, nhà ống, nhà chung cư thông tầng. Nếu nhà có từ 3-4 tầng cầu thang trở lên thì bạn nên lắp đặt cầu thang dạng chữ U hoặc các dạng cầu thang khác.
Mẫu cầu thang chữ L sử dụng cầu thang xương cá bậc gỗ kết hợp lan can kính.
Cầu thang hình chữ L giúp tạo điểm nhấn mới lạ cho không gian sống nhờ kiểu dáng tối giản, nhỏ gọn nhưng cũng không kém phần thẩm mỹ.
Hiện nay, mẫu cầu thang chữ L được làm từ rất nhiều chất liệu kết hợp với mẫu mã đa dạng, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số dạng lan can cầu thang phổ biến như:
- Cầu thang kính tay vịn inox, gỗ
- Cầu thang sắt
- Cầu thang inox
- Cầu thang nghệ thuật dạng sắt nghệ thuật hay nhôm đúc
Mẫu cầu thang hình chữ L tận dụng gầm cầu thang.
Tham khảo cách thiết kế cầu thang giật cấp đẹp & tối ưu không gian cho nhà ống, nhà phố.
Những lưu ý khi lựa chọn mẫu cầu thang chữ L
Tuy xây dựng cầu thang chữ L không phức tạp như cầu thang chữ U nhưng để có mẫu cầu thang hình chữ L chất lượng, đẹp và tối ưu chi phí thì bạn vẫn nên lưu ý một số điểm sau:
- Chất liệu để làm cầu thang: để cầu thang thêm nổi bật, bạn có thể kết hợp nhiều vật liệu khác nhau khi làm cầu thang. Ví dụ như cầu thang kính tay vịn gỗ hoặc inox, bậc cầu thang bằng đá kết hợp phần lan can kính hoặc kim loại… sao cho hài hòa với không gian và nội thất tổng thể.
- Vị trí đặt cầu thang: cầu thang thiết kế chữ L khá gọn gàng nên sẽ không chiếm nhiều diện tích. Do đó, bạn hãy chọn vị trí lắp đặt cầu thang làm sao phù hợp nhất. Tham khảo thêm về phong thủy để tránh đặt cầu thang ở những nơi đại kỵ, mang lại những điều không may mắn đến với gia đình.
- Nơi thi công lắp đặt chuyên nghiệp: tìm được địa chỉ lắp đặt cầu thang kinh nghiệm sẽ quyết định phần lớn tới chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Mẫu cầu thang đẹp Phúc Đạt lắp đặt cho nhà ống.
Về chất liệu làm bệ bậc thì cầu thang thường được xây bê tông hoặc làm kiểu cầu thang xương cá bậc sắt, bậc gỗ. Về chất liệu lan can thì cầu thang thường làm lan can kính hoặc sắt. Với sắt thì có các dạng sắt thanh nhỏ xếp thẳng rất tinh tế và độc đáo.
Xem các kiểu cầu thang đẹp đã lắp đặt hoàn thiện với hơn 100+ mẫu đẹp giá rẻ.
Báo giá cầu thang chữ L giá tốt nhất thị trường
Công ty Phúc Đạt Door chúng tôi là đơn vị chuyên thiết kế thi công phần lan can cầu thang chuyên nghiệp. Hiện tại Phúc Đạt có các loại lan can gồm:
- Cầu thang kính tay vịn inox, gỗ theo thiết kế trụ cao, trụ lửng và không trụ.
- Cầu thang sắt: sắt hộp hoặc sắt dạng thanh nhỏ
- Cầu thang inox
- Cầu thang nghệ thuật dạng sắt nghệ thuật hay nhôm đúc
Xem bảng giá cầu thang kính cường lực & các mẫu cầu thang kính đẹp nhất thi công bởi Phúc Đạt Door.
Trong số trên thì cầu thang kính cường lực và sắt là 2 sản phẩm chủ lực của Phúc Đạt. Hai mẫu lan can cầu thang trên đặc biệt phù hợp lắp đặt cầu thang chữ L.
Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế thi công cầu thang hình chữ L có phần lan can đẹp giá rẻ và chất lượng hãy liên hệ ngay vớ Phúc Đạt để nhận tư vấn miễn phí.
Tổng hợp mẫu cầu thang chữ L đẹp hút mắt người nhìn
Cầu thang chữ L phối với tiểu cảnh sang trọng.
Mẫu cầu thang sắt đẹp và đơn giản cho biệt thự
Cầu thang chữ L lan can dạng dây cáp.
Xem thêm về dòng cầu thang kính uốn cong với thiết kế độc đáo và hiện đại nhất hiện nay.
Bài viết liên quan
Cổng nhà cấp 4 hiện đại
Xem chi tiếtPhân Biệt Nhôm Xingfa Thật Giả
Xem chi tiếtĐiểm khác biệt giữa nhôm Topal và nhôm Xingfa
Xem chi tiếtNên Làm Cổng 2 Cánh Hay 4 Cánh?
Xem chi tiếtNên Làm Cổng Sắt Hay Cổng Inox? – Sự Lựa Chọn Phù Hợp Cho Ngôi Nhà Của Bạn
Xem chi tiếtHàng Rào Kính Cường Lực: Độ Bền Vững và Sự Thẩm Mỹ Tuyệt Vời
Xem chi tiết