Chân nhện bắt kính Spider là hệ phụ kiện hỗ trợ chuyên sử dụng để lắp đặt các loại vách kính cường lực, mặt dựng kính cường lực.
Phúc Đạt Door mời bạn tham khảo chi tiết các loại chân nhện Spider 2 chân, Spider 4 chân bắt kính và nhận bảng giá phụ kiện chân nhện bắt kính Spider giá tốt nhất trong nội dung phía dưới.
Giới thiệu hệ phụ kiện chân nhện Spider
Chân nhện Spider là hệ phụ kiện chuyên sử dụng trong ngành nhôm kính, sử dụng cho các sản phẩm vách kính Spider kính, mặt dựng kính Spider, mái kính… của các công trình mặt dựng showroom, văn phòng, cao ốc, không gian triển lãm trưng bày…
Vách kính sử dụng phụ kiện chân nhện Spider.
Tên gọi Spider kính hay chân nhện bắt kính (tên tiếng Việt) thể hiện đúng nghĩa ngoại hình của loại phụ kiện này, với thiết kế chìa ra các chân để kết nối góc các tấm kính lại với nhau, trông giống với cấu trúc của chân nhện.
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu sản xuất phụ kiện chân nhện Spider khác nhau. Trong đó nổi bật và được sử dụng nhiều nhất là chân nhện Spider VVP – hệ phụ kiện đồng bộ nhôm kính cao cấp của Thái Lan. Ngoài VVP, trên thị trường còn có các loại chân nhện bắt kính Spider kính thương hiệu khác như AMG, Adler, Hafele…
Xem thêm các loại vách kính cường lực & phụ kiện vách kính khác tại Phúc Đạt với bảng giá đang có ưu đãi tới 10%.
Cấu tạo chân nhện Spider
Phụ kiện chân nhện đỡ kính có cấu tạo gồm 3 phần
- Thân chân nhện
- Củ thép / đầu nối chân nhện / cầu nối chân nhện: có chức năng nối với bộ khung đỡ chống rung & đảm bảo kết cấu chắc chắn cho sản phẩm.
- Bản mã chân nhện
- Ốc nối, vít nối
Cấu tạo của chân nhện Spider bắt kính.
Thành phần nguyên liệu của phụ kiện chân nhện đỡ kính sử dụng inox 201 hoặc 304. Với các công trình yêu cầu về độ bền và chất lượng cao cấp, Phúc Đạt khuyên bạn nên lắp đặt loại sử dụng inox 304 để đảm bảo chất lượng.
Thân Spider 4 chân.
Mời bạn xem thêm các loại vách kính mặt dựng có cấu trúc đơn giản, giá rẻ hơn mặt dựng vách kính hệ Spider
Phân loại phụ kiện chân nhện bắt kính Spider
Hiện nay, phụ kiện chân nhện bắt kính thường được phân loại theo số chân, bao gồm các loại:
- Spider 1 chân nhện: nối các tấm kính ở góc với bộ khung đỡ
- Spider 2 chân nhện: nối 2 góc tấm kính ngoài rìa với bộ khung đỡ
- Spider 4 chân nhện: nối 4 góc tấm kính liền nhau
Chân nhện bắt kính 4 chân.
Xem chi tiết cấu tạo vách kính mặt dựng các hệ mặt dựng khác trên thị trường hiện nay.
Tính số lượng phụ kiện chân nhện Spider cần sử dụng
Để tính toán số lượng phụ kiện chân nhện cần thiết cho một công trình mặt dựng, vách kính, bạn hãy dựa theo bản vẽ.
Mỗi góc kính đều cần sử dụng chân nhện tuy nhiên tùy góc mà sẽ sử dụng loại 1 chân, 2 chân hay 4 chân.
Spider 4 chân nhện đỡ kính cho các tấm kính cố định và liền nhau
Khi lên bản vẽ thiết kế cũng cần lưu ý thiết kế tối thiểu phụ kiện để một mặt tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ bền cho sản phẩm.
Nếu không có kinh nghiệm hoặc chưa đo đạc để tính toán số tấm kính, loại kính sử dụng và số lượng chân nhện cần thiết. Bạn hãy gọi ngay cho Phúc Đạt để được hỗ trợ.
Phúc Đạt cam kết tư vấn phương án thi công khách quan nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Địa chỉ xem mẫu & nhận bảng báo giá chân nhện Spider VVP
Nếu bạn đang cần xem mẫu, nhận tư vấn lắp đặt kèm bảng báo giá chân nhện Spider mua lẻ hoặc sỉ thì hãy sắp xếp ghé qua showroom Phúc Đạt Door để nhận được các thông tin khách quan nhất. Tại Phúc Đạt hiện đang có báo giá chân nhện Spider giá tốt nhất thị trường.
Bảng giá lắp đặt vách kính chân nhện giá tốt TpHCM – Có ưu đãi cho Quý doanh nghiệp thi công khối lượng lớn.
Mẫu phụ kiện vách kính chân nhện Spider VVP tại showroom Phúc Đạt.
Công trình lắp đặt vách kính sử dụng chân nhện đỡ kính.
Tại nơi đây, bạn sẽ được xem mẫu đầy đủ các loại phụ kiện chân nhện VVP mới nhất & có giá tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể tham quan nhà xưởng & showroom của Phúc Đạt trưng bày – lắp đặt các sản phẩm nổi bật trong ngành nhôm kính.
Phúc Đạt Door rất hân hạnh và mong chờ được đón tiếp bạn tại showroom của chúng tôi.
Tham khảo các mẫu nhà mặt tiền kính cường lực đẹp đã lắp đặt bởi Phúc Đạt Door.
Bài viết liên quan
Cổng nhà cấp 4 hiện đại
Xem chi tiếtPhân Biệt Nhôm Xingfa Thật Giả
Xem chi tiếtĐiểm khác biệt giữa nhôm Topal và nhôm Xingfa
Xem chi tiếtNên Làm Cổng 2 Cánh Hay 4 Cánh?
Xem chi tiếtNên Làm Cổng Sắt Hay Cổng Inox? – Sự Lựa Chọn Phù Hợp Cho Ngôi Nhà Của Bạn
Xem chi tiếtHàng Rào Kính Cường Lực: Độ Bền Vững và Sự Thẩm Mỹ Tuyệt Vời
Xem chi tiết